Hoạt động nghiên cứu khoa học – một trong những thế mạnh của khoa Xã hội trường CĐSP Nam Định(17/11/2010)
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của người giảng viên: giảng dạy, NCKH, tự học tự bồi dưỡng. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, người giảng viên phát triển thêm năng lực chuyên môn của một nhà nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy để có thể đáp ứng yêu cầu dạy – học ngày càng cao hiện nay. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm đó, trong nhiều năm qua, tập thể khoa Xã hội đã tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học. Hình thức NCKH tương đối phong phú và phổ rộng trong toàn thể giảng viên: viết đề tài NCKH, ĐCBG, bài báo khoa học, bài hội thảo, tổ chức hội thảo khoa học…Trong vòng năm năm: từ 2005-2010, khoa Xã hội đã tổ chức được bốn hội thảo cấp khoa: Dạy học hướng tới hiệu quả ứng dụng chương trình lớp 6 (2006), Biện pháp rèn luyện NVSP (2007), Hội thảo Giảng dạy và nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến (2009), Hội thảo Nguyễn Trãi – tinh hoa dân tộc, danh nhân văn hoá (2010) đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức nội dung bốn hội thảo lớn cấp trường: Hội thảo kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng (2005), Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Thi (2005), Hội thảo Tác giả – tác phẩm văn học Trần Tế Xương (2007), Hội thảo Việt Nam – những mốc son lịch sử (2010). Công tác nghiên cứu khoa học của cá nhân cũng tương đối mạnh và đều khắp. Trong vòng năm năm, khoa có 6 đề tài NCKH cấp khoa, 3 đề tài cấp tổ, 6 đề cương bài giảng được nghiệm thu và đưa vào sử dụng; 4 bài báo khoa học, 22 bài tham dự hội thảo cấp Bộ và liên trường, 25 bài tham dự hội thảo khoa học cấp trường và nhiều bài tham dự hội thảo khoa học cấp khoa. Các công trình nghiên cứu này được cụ thể hoá qua bảng thống kê sau:
Thống kê số đề tài NCKH, ĐCBG từ 2005-2010
Loại | Cấp quản lý | Số lượng | Tác giả |
Đề tài NCKH | Khoa | 6 | Đinh Thị Yên
Phạm Thị Hồng Thắm Nguyễn Thị Thu Thuỷ Đặng Vũ Hải Đặng Thuỳ An |
Đề tài NCKH | Bộ môn | 3 | Phạm Thị Hồng Thắm
Đặng Vũ Hải Trần Thị Tuyết Lan
|
Đề cương bài giảng | 6 | Trịnh Thị Quỳnh
Bùi Quốc Việt Trần Thị Lan Phạm Thị Hồng Thắm Trần Hữu Sự |
|
Bài báo khoa học | Tạp chí Giáo dục
Tạp chí văn Việt Tạp chí Sử học |
3
1 1 |
Phạm Thị Hồng Thắm
Trịnh Thị Quỳnh Hoàng Thị Phương Loan Phạm Văn Chinh
|
Bài tham dự hội thảo liên trường | Bộ GD& ĐT
ĐHSP HN 2, Hội Ngữ học trẻ ĐHSP TP Hồ Chí Minh CĐSP Hà Tây CĐSP Bắc Ninh CĐSP Nghệ Ạn
|
3
10 3 1 1 3 1 |
Đặng Vũ Hải
Trịnh Thị Quỳnh Phạm Thị Hồng Thắm Trần Thị Tuyết Lan Đinh Thị Yên Nguyễn Thị Thu Thuỷ Đào Thị Anh Lê
|
Bài tham dự hội thảo trường CĐSP Nam Định | HT kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng (2005)
HT Tác gia- tác phẩm văn học Trần Tế Xương (2007) HT 30 năm CĐSP hướng tới sự phát triển (2009)
|
8
8
9 |
Đinh Thị Yên
Bùi Quốc Việt Trần Thị Lan Phạm Thị Hồng Thắm Trần Hữu Sự Đặng Vũ Hải Trịnh Thị Quỳnh Nguyễn Thị Thu Thuỷ Đào Thị Anh Lê Đặng Thuỳ An Phạm Xuân Thuỷ
|
Từ hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa Xã hội, có thể rút ra một số bài học sau:
- Muốn đẩy mạnh công tác NCKH, mỗi đơn vị chuyên môn phải yêu cầu các giảng viên của mình thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ NCKH. Theo quy chế giảng viên (Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008), giảng viên phải tham gia vào các hoạt động NCKH và hàng năm phải công bố sản phẩm NCKH của mình bằng một bài báo hoặc một đề tài nghiên cứu có hội đồng phản biện. Như vậy, không thể lấy giờ dạy thay cho giờ NCKH, bởi lẽ, nếu không nghiên cứu thì sẽ không có đủ kiến thức để giảng dạy và dạy tốt trong thời đại kinh tế tri thức như ngày nay.
- Phải tạo cho mỗi giảng viên trong đơn vị một môi trường nghiên cứu tốt, mọi người cùng thi đua với nhau, hỗ trợ nhau. Tổ chức các hội thảo khoa học một cách thường xuyên chính là tạo nề nếp nghiên cứu khoa học cho mỗi giảng viên. Chủ đề hội thảo phải phù hợp và thiết thực với công tác giảng dạy. Cách thức tổ chức hội thảo phải sinh động, bổ ích, tránh theo lối mòn.
- Cuối cùng, phải có chính sách động viên, khuyến khích đối với công tác NCKH và người làm khoa học, bởi đây là một công việc khó khăn đòi hỏi thời gian, niềm tâm huyết và cả sự hy sinh của mọi người.
Trường CĐSP Nam Định đang trong lộ trình xây dựng và phát triển thành trường Đại học đa ngành trong tương lai, công tác NCKH thiết nghĩ càng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng với những yêu cầu mới. Làm thế nào để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, câu hỏi đó không phải chỉ riêng những người làm công tác quản lý NCKH mà là của các giảng viên.
Trịnh Ngọc Quỳnh – Khoa Xã hội
- Thông báo thi lại học kỳ V – K32, kỳ III – K33 và kì I lớp TCSP MN 34A(20/01/2013)
- Lịch ôn thi đại học tháng 10 lớp VLVH 2014(03/10/2014)
- Kết quả xét tuyển cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, hình thức VHVL, đợt 2, năm 2024
- Thông báo thi lại học kỳ I TCSPMN 37A3(01/04/2016)
- Tuần thứ 43 từ ngày 03/6/2024 đến ngày 09/6/2024