Hoạt động nghiên cứu khoa học năm học 2011 -2012 ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định(09/11/2012)
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một nhiệm vụ bắt buộc của người giảng viên ở các trường Cao đẳng, Đại học nói chung. Hàng năm, cùng với nhiệm vụ dạy học, các giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định đều thực hiện NCKH hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Đây là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, đáp ứng yêu cầu của giáo dục, đào tạo. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện NCKH, viết SKKN và Đề cương bài giảng (sau đây gọi chung là NCKH) một cách nghiêm túc đã giúp đội ngũ giảng viên của trường ngày càng vững vàng, trưởng thành về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác NCKH đã đóng góp một phần quan trọng đẩy mạnh dạy học theo hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Năm học 2011 – 2012, nhà trường đã tổ chức thành công 01 Hội thảo cấp trường, 03 Hội thảo cấp khoa, nghiệm thu 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa và 04 đề tài cấp tổ. Các đề tài đều được thực hiện, nghiệm thu đúng thời gian và được xếp loại. Trong đó có 6/7 đề tài được xếp loại xuất sắc, 01 đề tài loại khá. Nhìn chung, các đề tài và các SKKN đều đảm bảo được tính khoa học, độ chuẩn xác và đáng tin cậy.
Mặt khác, giảng viên cũng đã đi theo hướng viết tập bài giảng cho những học phần chưa có giáo trình chính thống đối với loại hình đào tạo mới. Đây là hướng đi đúng với yêu cầu của Bộ GD & ĐT, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Do vậy, cần phải khuyến khích, tạo điều kiện để khai thác một cách có hiệu quả và thiết thực, tiến tới xây dựng và ban hành giáo trình lưu hành nội bộ.
Một số giảng viên đã có bài báo, tác phẩm nghệ thuật đăng trên báo địa phương, tạp chí chuyên ngành… Đây cũng là hướng đi cần khuyến khích và cần tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng viên tham gia nhiều hơn. Sau đây kết quả NCKH mà cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định đã đạt được:
- Hội thảo Khoa học:
STT | TÊN HỘI THẢO | ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
1 | Tìm hiểu những giá trị văn hoá thời Trần | Trường CĐSP |
2 | Thực hiện chương trình đào tạo Vật lý – Kỹ thuật Công nghiệp theo học chế tín chỉ | Khoa Tự nhiên |
3 | Thực hiện chương trình đào tạo Sinh – Hoá theo học chế tín chỉ | Khoa Tự nhiên |
4 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho học sinh, sinh viên ngành Giáo dục Mầm non hệ chính qui ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định | Khoa Tiểu học Mầm non |
- Những công trìnhthuộc phạm vi tỉnh và Nhà xuất bản:
- Th.S.Nguyễn Văn Tỉnh –Đổi mới giáo dục trong giai đoạn mới –Kỷ yếu Hội giáo chức tỉnh.
- CN.Đinh Văn Chỉnh –Dự án KH – CN “Khoa chất lượng cao”– đã được Chủ tịch Tỉnh duyệt (có quyết định kèm theo).
- ThS.Ngô Bích Cẩm –Hệ thống lý thuyết và phân loại Bài tập Vật lý 12 dưới dạng sơ đồ kiến thức– Nxb ĐHQGHN – 2012 – Sách đã xuất bản(Có Quyết định xuất bản, hợp đồng viết sách và Ấn phẩm kèm theo).
III. Đề tài nghiên cứu khoa học:
STT | TÊN ĐỀ TÀI | CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI | ĐƠN VỊ | CẤP QUẢN LÝ |
1 | Khuynh hướng tả chân trong thơ văn Nôm nửa sau thế kỷ XIX nhìn từ thể loại | Th.S Đỗ Thị Hạ | Phòng KH – CN | Cấp trường |
2 | Thành lập bản đồ dân cư tỉnh Nam Định bằng công nghệ GIS phục vụ giảng dạy học phần Địa lý địa phương | Th.S Nguyễn Thị Hoài Thu | Khoa Xã hội | Cấp khoa |
3 | Bước đầu khảo sát giá trị của thơ văn thời Trần về địa danh phủ Thiên Trường | Th.S Phạm Thị Minh Tâm | Khoa Xã hội | Cấp khoa |
4 | Nhân vật thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt | Th.S Hoàng Thị Phương Loan | Khoa Xã hội | Cấp khoa |
5 | Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho sinh viên chuyên ngành GDTC trường CĐSP Nam Định | Th.S Lê Hồng Cương | Tổ TD – QS | Cấp tổ |
6 | Lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật nhảy xa ưỡn thân của nam sinh viên khối không chuyên trường CĐSPNĐ | CN Nguyễn Đức Thắng | Tổ TD – QS | Cấp tổ |
7 | Vận dụng sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2006 – 2011 vào dạy chương V: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, môn Đường lối lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam |
Th.S Ngô Thị Thục | Tổ LL – CT |
Cấp tổ |
- Sáng kiến kinh nghiệm và Đề cương bài giảng:
TT | TÊN SKKN/ĐCBG | TÁC GIẢ | ĐƠN VỊ |
1 | Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục phổ thông | Trần Văn Tuyết | Khoa Cán bộ Quản lý |
2 | Xây dựng nội dung và tổ chức Thực tập sư phạm cho học sinh, học viên hệ đào tạo chính qui và hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Giáo dục Mầm non | Trần Đình Duy | Phòng Đào tạo |
3 | Kỹ năng nói 2 | Trần Thị Thu Hiền | Khoa Tiếng nước ngoài |
- Bài báo của CBGD trong trường đã được đăng trên Tạp chí chuyên ngành:
STT | TÊN BÀI BÁO | TÁC GIẢ | ĐƠN VỊ |
1 | Giá trị tả chân của từ láy trong Chinh phụ ngâm khúc | ThS Đỗ Thị Hạ | Phòng KH – CN |
2 | Vấn đề tả chân trong văn hịch nửa cuối thế kỷ XIX | ThS Đỗ Thị Hạ | Phòng KH – CN |
3 | Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong thơ trữ tình phong cảnhXécgây Êxênhin | ThS Đào Thị Anh Lê | Khoa Xã hội |
4 | “Kỷ niệm ấm lòng” – chân dung tự họa về một người thầy | ThS Trịnh Thị Quỳnh | Khoa Xã hội |
5 | Một số biện pháp giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP Nam Định | ThS Nguyễn Thị Cậy | Tổ TL – GD |
6 | Sử dụng phần mềm GEOMETER‘S SKETCHPAD trong quá trình dạy học môn toán ở trường CĐSP | ThS Bùi T. Thanh Thuỷ | Khoa Tự nhiên |
7 | Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp trong truyện cổ tích “Tấm Cám” và một vài kết luận sư phạm | ThS Lê Thị Kim Cúc | Khoa TH – MN
|
8 | Tìm hiểu cấu trúc ngôn ngữ phủ định theo dạng “có mà không” trong thơ văn Nguyễn Khuyến | ThS Lê Thị Kim Cúc | Khoa TH – MN |
9 | Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức lớp học phần ở trường CĐSP |
TS Lã Văn Mến | Phòng Đào tạo |
10 | Một số biện pháp triển khai dạy học môn Giáo dục học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ |
ThS Trần Thị Liên | Tổ TL – GD |
11 | Phân tích dữ liệu biểu hiện gien bằng các thuật toán BICLUSTERING | ThS Đỗ Văn Dư | Khoa Tự nhiên |
- Tham luận tham gia Hội thảo các trường bạn:
STT | TÊN THAM LUẬN | TÁC GIẢ | ĐƠN VỊ |
1 | Đổi mới dạy học các môn Lý luận Chính trị theo hệ thống tín chỉ ở trường CĐSP Nam Định | ThS Nguyễn Văn Long | Tổ LL – CT |
2 | Giải pháp quản lý chuyên môn nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của bộ môn Tâm lý – Giáo dục ở trường CĐSP Nam Định |
ThS Nguyễn Thị Mơ |
Tổ TL – GD
|
3 | Quản lý sinh viên học lớp tín chỉ | ThS Lê Văn Thắng | Phòng TC – QLSV |
4 | Tổ chức NCKH cho sinh viên | ThS Triệu Quỳnh Trang | Khoa Tự nhiên |
VII. Tham luận tham gia Hội thảo Cấp trường “Tìm hiểu những giá trị văn hoá thời Trần”
STT | TÊN THAM LUẬN | TÁC GIẢ | ĐƠN VỊ |
1 | Vai trò của chế độ thượng hoàng đối với vương triều Trần | ThS Trần Hữu Sự | Khoa Xã hội |
2 | Tình hình khoa cử thời Trần và các nhà khoa bảng nổi tiếng trên đất Nam Định | ThS Trần Hữu Sự | Khoa Xã hội |
3 | Đức thánh Trần trong đời sống tâm linh người Việt | CN Nguyễn Văn Tràn | TổLL-CT |
4 | Văn học thời Trần và hào khí Đông A | CN Bùi Quốc Việt | Khoa Xã hội |
5 | Đặc trưng – phong cách âm nhạc dân gian thời Trần | CN Nguyễn Thị Hạnh | Tổ ÂN-MT
|
6 | Tìm hiểu về hình tượng con rồng và hoa sen trong mỹ thuật thời Trần | CN Phùng Thị Kim Dung | Tổ ÂN-MT
|
7 | Một số motip nổi bật trong truyền thuyết dân gian về người anh hùng Trần Quốc Tảng | ThS Đỗ Thị Hạ | Phòng KH- CN |
8 | Tìm hiểu một số truyền thuyết về nhà Trần liên quan đến quê hương các vua Trần | ThS Đỗ Thị Hạ | PhòngKKH-CN |
9 | Vận dụng đặc trưng thi tứ thơ Đường tìm hiểu cấu tứ nghệ thuật thơ Trần Nhân Tông | ThS Trịnh Thị Quỳnh | Khoa Xã hội |
10
| Hình tượng Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn qua Đại Việt sử kí toàn thư, truyền thuyết dân gian và truyện lịch sử | ThS Đào Thị Anh Lê | Khoa Xã hội |
11 | Tín hiệu cúc hoa trong thơ Huyền Quang nhìn từ ba bình diện ngôn ngữ | ThS Trần Thị Tuyết Lan | Khoa Xã hội |
12 | Hiểu thêm về tư tưởng dựng tháp Phổ Minh | ThS Đặng Thùy An | Khoa Xã hội |
13 | Sự thay đổi các chức quan từ triều Lý đến triều Trần | ThS Đặng Thị Thu Hà | Khoa Xã hội |
14 | Sấm ngôn nét độc đáo trong đời sống tư tưởng, văn hóa thời Trần | ThS Trần Thị Vân | Khoa Xã hội |
15 | Sông Bạch Đằng – địa điểm quyết chiến chiến lược trong chiến thắng Bạch Đằng 1288 | ThS Nguyễn Thị Hoài Thu | Khoa Xã hội |
16 | Trần Thủ Độ – Đệ nhất công thần triều Trần | ThS Phạm Văn Chinh | Phòng TC – QLSV |
17 | Bước đầu tìm hiểu kế sách giữ nước nhà Trần | ThS Nguyễn Thị Yến | Khoa Xã hội |
18 | Tìm hiểu cách lập luận của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ dưới ánh sáng của ngữ dụng học | ThS Lê Thị Kim Cúc | Khoa TH – MN |
19 | Những đóng góp của Phật giáo thời Trần | ThS Ngô Anh Tuấn | Khoa Xã hội |
20 | Đôi điều về lễ khai ấn đền Trần | ThS Ngô Anh Tuấn | Khoa Xã hội |
21 | Bước đầu tìm hiểu vị thế của phủ Thiên Trường trong thời Trần | ThS Phạm T. Minh Tâm | Khoa Xã hội |
22 | Tìm hiểu một số motip trong truyền thuyết dân gian về các nàng công chúa đời Trần | ThS Hoàng T. Phương Loan | Khoa Xã hội |
23 | Thể hiện một số địa danh phủ Thiên Trường thời Trần trên bản đồ bằng phần mềm Mapinfo | ThS Vũ T. Thanh Hương | Khoa Xã hội |
24 | Lễ khai ấn đền Trần Nam Định – nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc | CN Trần Thị Huệ | Khoa TNN |
VIII. Các tham luận tham gia Hội thảo Cấp Khoa
- Khoa Tự nhiên:
TT | TÊN THAM LUẬN | TÁC GIẢ |
1 | Cơ sở xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo Sư phạm Vật lý – KTCN theo học chế tín chỉ | CN. Trần Văn Giáo |
2 | Một số lưu ý khi giảng dạy các học phần ghép môn Vật lý | Th.S. Triệu Quỳnh Trang |
3 | Một số lưu ý và biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo các học phần ghép môn KTCN | Th.S. Nguyễn Trung Kiên |
4 | Tổ chức dạy học hợp tác trong các học phần KTCN | Th.S. Nguyễn Trung Kiên |
5 | Một số lưu ý khi giảng dạy học phần Quang học | Th.S. Ngô Bích Cẩm |
6 | Nội dung chương trình và những lưu ý khi dạy học phần toán cao cấp | Th.S. Nguyễn Đức Thắng |
7 | Một số điểm cần lưu ý khi biên soạn ĐCCT và giảng dạy các học phần chương trình đào tạo Sư phạm Sinh – Hoá theo học chế tín chỉ | Th.S. Bùi Thu Hà |
8 | Một số lưu ý khi giảng dạy học phần Di truyền học | Th.S. Vũ Quốc Khánh |
9 | Nội dung các học phần Hoá học vô cơ, Cơ sở Hoá học hữu cơ, hoá học phân tích và những chú ý khi giảng dạy | Th.S. Vũ Thị Thuỳ Linh |
10 | Một số ý kiến về việc xây dựng học phần PPGD Hoá học ở trường THCS | CN. Nguyễn Thị Thu Dịu |
11 | Ứng dụng phần mềm Crocodile Chemistry trong giảng dạy các học phần hoá học | Th.S. Vũ Thị Thuỳ Linh |
12 | Hướng dẫn sinh viên tự học và kiểm tra, đánh giá việc tự học của sinh viên đối với học phần Hoá học Đại cương I | CN. Trần Thị Mai |
- Khoa Tiểu học – Mầm non:
TT | TÊN THAM LUẬN | TÁC GIẢ |
1 | Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện NVSP cho học sinh TCSPMN hệ chính qui ở trường CĐSP Nam Định | CN. Hà Thị Bạch Dương |
2 | Một vài đề xuất góp phần đổi mới công tác RLNVSP cho học sinh, sinh viên ngành GDMN | Th.S. Phạm Thanh Thuỷ |
3 | Rèn luyện NVSP cho sinh viên ngành GDMN trong dạy học môn Giáo dục học | Th.S. Nguyễn Thị Cậy (Tổ TL – GD) |
4 | Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng RLNVSP cho học sinh TCSPMN thông qua việc dạy học học phầnVệ sinh – Dinh dưỡng | CN. Vũ Thị Hồng Giang |
5 | Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học cho học sinh, sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở trường CĐSP Nam Định | CN. Trần Thị Tâm |
6 | Kết hợp dạy học học phần Văn học với rèn luyện NVSP cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non ở trường CĐSP Nam Định | Th.S. Lê Thị Kim Cúc |
7 | Nâng cao hiểu biết và rèn kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ngành GDMN ở trường CĐSP Nam Định | Th.S. Phạm Thanh Thuỷ |
8 | Một số biện pháp hướng dẫn học sinh, sinh viên tổ chức hoạt độngKhám phá khoa học về môi trường xung quanhcho trẻ Mầm non ở trường CĐSP Nam Định | CN. Nguyễn Thị Quí |
9 | Một số biện pháp kích thích gây hứng thú luyện tập thể dục thể thao cho trẻ Mầm non | CN. Hà Thị Hồng Nhung (Tổ TD – QS) |
10 | Những kiến thức Văn học và Tiếng Việt cần vận dụng khi tổ chức hoạt độngLàm quen với văn họcở trường Mầm non | Th.S. Lê Thị Kim Cúc |
11 | Suy nghĩ về kỹ năng tổ chức các hoạt động có chủ đích theo chủ đề, chủ điểm ở trường Mầm non | CN. Nguyễn Thị Quí |
Nhìn vào kết quả trên, chúng ta có thể khẳng định niềm đam mê khoa học và sự cố gắng vượt bậc của cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Trước thực tiễn dạy học ngày càng xuất hiện nhiều phương pháp tiếp cận tri thức mang tính tích cực, khoa học và hiện đại, công tác nghiên cứu khoa học càng trở nên cấp thiết. Người giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là dạy học còn phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học vì đó chính là một trong những thước đo trình độ năng lực của người thầy.
Với đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao trình độ, nhiệt tình trong công tác dạy học và NCKH, chắc chắn công tác đào tạo của trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định ngày càng có chất lượng hơn./.
PHÒNG KH – CN
- Danh sách trúng tuyển cao đẳng chính quy đợt 1 K38(14/08/2016)
- Quyết định số: 19/QĐ-CĐSP V/v chi tiền hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên CĐSP Mầm non K43
- Thông báo Hội thảo khoa học của trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An(20/10/2014)
- Tuyển sinh đào tạo cao đẳng VLVH 2023 với đối tượng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên