Nhìn lại hoạt động NCKH của khoa xã hội năm học 2009 – 2010(17/11/2010)

Nhìn lại hoạt động NCKH của khoa xã hội năm học 2009 – 2010(17/11/2010)

Ngày 29/ 6/2010, buổi nghiệm thu đề tài NCKH cuối cùng của năm học kết thúc tốt đẹp, khoa Xã hội đã nghiệm thu 7/7 đề tài, chiếm 100% số đề tài đăng ký thực hiện trong năm học 2009 – 2010 của khoa và chiếm 70% tổng số đề tài của toàn trường. Có thể nói, đây là một vụ mùa bội thu trong công tác NCKH của tập thể đơn vị khoa Xã hội. Bên cạnh giảng dạy, công tác NCKH luôn được các thành viên trong đơn vị xác định như một nhiệm vụ trọng tâm. Năm học 2009 – 2010, khoa đã chủ trì và tổ chức thành công hai hội thảo lớn: Hội thảo khoa học cấp khoa: “Nguyễn Trãi, tinh hoa dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới” và hội thảo khoa học cấp trường: “Việt Nam- những mốc son lịch sử”. Công tác NCKH của các cá nhân được thực hiện nghiêm túc và có chất lượng: 7/11 giảng viên hiện đang công tác tại khoa có đề tài NCKH, 11/11 giảng viên có bài hội thảo hoặc tham gia tích cực vào các hoạt động nghiên cứu khoa học. Sau đây là danh sách giảng viên và các đề tài đã được nghiệm thu trong năm học 2009-2010:

STT Người thực hiện Tên đề tài Cấp quản lý Xếp loại / Điểm
1 Thạc sĩ

Trịnh Thị Quỳnh

       Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá học phần VHTG I ở trường CĐSP Nam Định theo hướng đổi mới. Trường Xuất sắc

(9,25 điểm)

2 Thạc sĩ

Đỗ Thị Hạ

     Tìm hiểu yếu tố thực thể hiện qua đề tài, chủ đề và nhân vật trong “Lan trì văn kiến lục” của Vũ Trinh. Khoa Xuất sắc

(9,4 điểm)

3 Thạc sĩ

Trần T. Tuyết Lan

     Một số giải pháp hướng dẫn sinh viên Ngữ văn trường CĐSP dạy học văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn THCS Khoa Xuất sắc

(9,4 điểm)

4 Thạc sĩ

Đào Anh Lê

     Từ thực tiễn dạy học đề xuất nội dung và phương hướng dạy phần VH địa phương trong chương trình Ngữ văn CĐSP Khoa Khá

(8,5 điểm)

5 Thạc sĩ

Trần Hữu Sự

     Hướng dẫn sinh viên giảng dạy nội dung kinh tế, văn hoá trong khoá trình lịch sử dân tộc lớp 8 Khoa Khá

(8, 4 điểm)

6 Thạc sĩ

Phạm Văn Chinh

    Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nội dung lịch sử triều Nguyễn ở trường CĐSP Nam Định. Khoa Xuất sắc

(9,1 điểm)

7 Thạc sĩ

Phạm Xuân Thuỷ

     Bước đầu tìm hiểu những mâu thuẫn trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Bộ môn Xuất sắc

(9, 2 điểm)

Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy hầu hết các đề tài đều hướng vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ thiết thực cho công tác Dạy – Học ở khoa Xã hội. Điều đó chứng tỏ các giảng viên khoa Xã hội đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của NCKH, biết gắn công tác công tác NCKH với giảng dạy, phục vụ cho giảng dạy. Và như vậy, họ đã thực hiện đồng đều và xuất sắc hai nhiệm vụ trọng tâm của người giảng viên là giảng dạy và NCKH theo đúng quy chế giảng viên. Kết quả này chính là sự chỉ đạo đúng hướng của ban chủ nhiệm khoa nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của nhà trường.

Trịnh Thị Quỳnh

Khoa Xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *