GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO DỤC MẦM NON – TIẾNG ANH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Mã ngành: 51140201. Mã chương trình đào tạo: 51140201_2)
- MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
* Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non – Tiếng Anh, người học có:
– Kiến thức khoa học về đường lối chính sách của Đảng, nhà nước; chương trình giáo dục mầm non; đặc điểm và sự phát triển tâm sinh lí của trẻ; các tại nạn và bệnh thường gặp ở trẻ em; nguyên tắc, biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong thiết kế và tổ chức các hoạt động phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm – kỹ năng xã hội; quan sát, tìm hiểu và đánh giá được sự phát triển thể chất của trẻ; kĩ năng quản lý nhóm lớp; giáo dục trẻ hòa nhập cộng đồng; dàn dựng và tổ chức các hoạt động âm nhạc; tổ chức các hoạt động tạo hình; xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục trong trường mầm non…
– Kiến thức, kỹ năng vận dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trong phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non như: phương pháp giáo dục Montessori, Reggio, STEM/STEAM…
– Kiến thức, kĩ năng tổ chức thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Chương trình đào tạo còn giúp người học được rèn luyện các kỹ năng mềm như: giao tiếp, giải quyết tình huống, hợp tác, làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin…
* Chương trình đào tạo đảm bảo đào tạo người học đủ năng lực làm giáo viên mầm non tương lai thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập; các trung tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em; hỗ trợ cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; xây dựng và quản lý các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ; thích ứng với những biến đổi của ngành Giáo dục Mầm non và của xã hội.
Chương trình cũng đảm bảo đào tạo người học có đủ năng lực tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các cơ sở giáo dục mầm non, dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại các trung tâm giáo dục và theo nhu cầu xã hội.
- THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Tích lũy đủ số học phần của chương trình. Dự kiến 06 học kỳ chính (xem chi tiết tại Kế hoạch Đào tạo).
- CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình đào tạo Giáo dục Mầm non-Tiếng Anh là chương trình đào tạo hai ngành chính – phụ có khối lượng kiến thức toàn khoá là 105 tín chỉ (không kể khối kiến thức Giáo dục quốc phòng – An ninh và Giáo dục Thể chất). Trong đó:
TT | Khối kiến thức | Số học phần | Số tín chỉ | Ghi chú | |
1 | Khối kiến thức, kĩ năng chung | 4 | 10 | ||
2 | Khối kiến thức, kĩ năng cơ bản | 6 | 11 | ||
3 | Khối kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm | 9 | 22 | ||
4 | Khối kiến thức, kĩ năng chuyên ngành Mầm non | 16 | 37 | Có 02 HP tự chọn | |
5 | Khối kiến thức, kĩ năng chuyên ngành Tiếng Anh | 11 | 20 | ||
6 | Khóa luận và các học phần thay thế khóa luận | 6 | 5 | Tự chọn 2/6 HP | |
Tổng số | 52 | 105 |
– Cấu trúc chương trình đảm bảo người học vừa đạt chuẩn đầu ra ngành đào tạo Mầm non vừa có thêm năng lực thực hiện chương trình Tiếng Anh cho trẻ mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu giáo dục Tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mầm non.
– Chương trình đào tạo bảo đảm tính thống nhất trên cơ sở chuẩn đầu ra. Mỗi học phần được cấu trúc theo tinh thần giảm thời lượng dạy lí thuyết, tăng thời lượng thực hành, thảo luận, tự học của sinh viên và được xác định trong chương trình nhằm đạt tới một hoặc một số chuẩn đầu ra của chương trình.
– Chương trình có tính đến liên thông với chương trình đại học ngành Giáo dục Mầm non. (xem chi tiết tại Khung chương trình đào tạo)
- ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY
- CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP
- Tuần thứ 50 từ ngày 24/07/2023 đến ngày 30/07/2023 năm học 2022 – 2023
- Hoạt động chào mừng tháng Thanh niên của chi đoàn Cán bộ – Giảng viên(27/03/2018)
- Thông báo lấy ý kiến phản hồi của sinh viên K37 học kỳ V năm học 2017 – 2018(20/12/2017)
- Bài 2 ( bài mẫu, xóa đi )
- Trường Cao đẳng Sư phạm tổ chức hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non gắn với việc xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non thực hành”